Biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ là một loại thỏa thuận giữa hai bên trở lên, nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.

Vậy, các nội dung liên quan đến biên bản ghi nhớ là gì? Hãy cùng Luật sư Thuận An theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.

1. Biên bản ghi nhớ là gì?

Biên bản ghi nhớ là một loại thỏa thuận giữa hai bên (song phương) trở lên (đa phương), biên bản ghi nhớ tiếng Anh là Memorandum of Understanding, tên viết tắt là MoU, nó thể hiện sự hội tụ ý chí giữa các bên, cho thấy một dòng hành động chung dự định.

2. Nội dung biên bản ghi nhớ?

Nội dung biên bản ghi nhớ thường bao gồm một số nội dung chính sau:

+ Địa điểm, ngày, tháng, năm lập biên bản;

+ Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại, thư điện tử, người đại diện và chức vụ của người đại diện theo pháp luật;

+ Nội dung vấn đề mà các bên muốn thương lượng, đàm phán;

+ Các điều khoản được đàm phán, thương lượng như: giá cả, công nợ, tiến độ thực hiện công việc, ký kết hợp đồng chính thức, trách nhiệm thông báo trước, trách nhiệm cung cấp thông tin…;

+ Thời điểm và thời hạn phát sinh hiệu lực của biên bản;

+ Trường hợp biên bản ghi nhớ chấm dứt hiệu lực;

+ Giá trị pháp lý của biên bản ghi nhớ so với hợp đồng chính thức.

Như vậy, biên bản ghi nhớ là gì cần có đủ các nội dung như trên

3. Tính pháp lý của biên bản ghi nhớ là gì?

Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ cần phải thoả mãn các điều kiện sau:

Một là: Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

Hai là: Nêu ra nội dung và mục đích;

Ba là: Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

Bốn là: Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Hiện tại thì vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ.

Xuất phát từ thực tiễn việc áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nói trên, biên bản ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn sẽ được coi là chứng cứ khi khởi kiện.

Chính vì vậy, các quy định trong biên bản ghi nhớ vẫn có thể làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện nó.

Tóm lại, tính pháp lý của biên bản ghi nhớ là gì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *