Các loại cổ đông trong công ty cổ phần

Các loại cổ đông trong công ty cổ phần

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Khái niệm về cổ đông.

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam.

2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Như vậy, thì cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần của công ty.

Trong đó, cổ phần chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần, Khi được đăng ký thành lập và đưa vào hoạt động, Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.

Khi thành lập, công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

2. Các loại cổ đông trong công ty cổ phần. 

Có 03 loại cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Mỗi loại có những đặc điểm khác nhau, được phân biệt dựa trên 4 tiêu chí sau:

Thứ nhất, về Khái niệm:

  • Về cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Có thể thấy, cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông.
  • Về cổ đông phổ thông: Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông
  • Về cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.

Thứ hai, Về phân loại

Đối với cổ đông ưu đãi Gồm 4 loại: Cổ đông ưu đãi biểu quyết; Cổ đông ưu đãi cổ tức; Cổ đông ưu đãi hoàn lại; Cổ đông ưu đãi khác theo Điều lệ công ty

Thứ ba, Về quyền chuyển nhượng cổ phần

  • Về cổ đông sáng lập :Bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:+Chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác;+Phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.
  • Về cổ đông phổ thông. Được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.
  • Về cổ đông ưu đãi: Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Thứ tư, Về nghĩa vụ

Đối với cổ đông sáng lập,Các cổ đông phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *