Cần biết khi đặt tên công ty

Cần biết khi đặt tên công ty

Căn cứ:

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Quy định về tên của Doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp một yếu tố cực kì quan trọng và bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đăng kí kinh doanh để hoạt động hợp pháp. Về tên doanh nghiệp thì được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Điều 18. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng của doanh nghiệp.

Như vậy, cấu thành nên tên của một doanh nghiệp phải đầy đủ 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Theo luật doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty Cổ phần

Ví dụ: Nếu bạn muốn thành lập công ty cổ phần với tên riêng là ABC thì tên doanh nghiệp của bạn bắt buộc phải đầy đủ 2 yếu tố là: “Công ty cổ phần ABC”.

Ngoài 2 yếu tố bắt buộc trên, Chủ doanh nghiệp cũng có thể kèm theo tên riêng của doanh nghiệp mình một số yếu tố khác như trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện,….. Cụ thể Khoản 2, Điều 38 Luật doanh nghiệp có quy định:

  1. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chinh, chi nhánh, văn phòng đại diện  của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Ngoài việc kê khai tên tiếng việt của doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng phải kê khai tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp. Cụ thể tại điều 40 Luật doanh nghiệp 2014:

  1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

2. Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp

Việc đặt tên gì cho “đứa con tinh thần” của mình là quyền của mỗi chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp, việc đặt tên bị cấm. Nguyên nhân là tên doanh nghiệp được đặt bị lỗi do gây nhầm lẫn, trùng, hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước. Cụ thể tại điều 39 Luật doanh nghiệp 2014:

  1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Đối với việc xác định một tên doanh nghiệp bị trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký dựa vào các kiểu tố như đọc và viết bằng tiếng việt.

Ví dụ: tên “Công ty Cổ phần ABC” đăng ký trùng với “Công ty cổ phần ABC” đã đăng ký trước đó.

Đối với việc xác định tên gây nhầm lẫn, thì một tên doanh nghiệp bị coi là nhầm lẫn khi thuộc các trường hợp sau:

  • Tên tiếng việt doanh nghiệp muốn đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên tiếng việt doanh nghiệp muốn đăng ký khác tên doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó chỉ với ký hiệu “&”;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp muốn đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp muốn đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp muốn đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp muốn đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ như, bạn muốn đặt tên doanh nghiệp là “Công ty cổ phần ABC “miền trung” mà trước đó đã có doanh nghiệp thành lập với tên “Công ty cổ phần ABC” thì đây là một trường hợp gây nhầm lẫn và bị cấm đặt tên theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp hồ sơ nộp lên phòng đăng kí kinh doanh có tên trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ bị Phòng đăng ký kinh doanh trả hồ sơ về và yêu cầu sửa đổi. Bởi vậy, trước khi muốn thành lập doanh nghiệp, để tránh mất thời gian cho việc đặt tên, hãy tham khảo kỹ tên doanh nghiệp đã đăng ký trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp nhé.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *