Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Chương trình Shark Tank ở tập phát sóng mới nhất có một dự án được mang tên là Revival waste hay còn gọi là Doanh nghiệp xã hội Revival Waste. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn cao đẹp thì về mặt pháp lý thì cụm từ “Doanh nghiệp xã hội” mang đến cho chúng ta nhiều tâm tư. Vậy Doanh nghiệp xã hội là gì? Nó khác gì với những doanh nghiệp thông thường thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

1. Doanh nghiệp xã hội là gì ?

Doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp, tất nhiên rồi nhưng nó là một loại doanh nghiệp khá là đặc biệt với mới được công nhận từ Luật doanh nghiệp 2014, như vậy trước đó những Luật doanh nghiệp 2005, 1999, 1993 thì chưa hề có khái niệm này.

Đúng như cái tên của nó thì doanh nghiệp xã hội được thành lập, duy trì hoạt động với mục đích xung quanh từ “xã hội” – một từ khóa khá nhân văn và có ý nghĩa đối với cộng đồng nói chung và doanh nghiệp ở Việt Nam hiện tại.
Ở thời điểm hiện nay, khi sự cạnh tranh và lợi nhuận được đặt lên hàng đầu thì nhiều doanh nghiệp, công ty đã dần quên đi một trong những mục đích về xã hội. Sự công nhận một loại công ty mới: “doanh nghiệp xã hội” vừa là sự nhắc nhở, vừa là để cộng đồng có cái nhìn khác về sự hoạt động của những doanh nghiệp.
Vậy “doanh nghiệp xã hội” là doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận sao? Không, về lý thuyết để được coi là một doanh nghiệp thì cần có đủ đặc tính: “có tổ chức & quy mô hoạt động nhất định và nhằm hoạt động kinh doanh, sinh lời”. Không đáp ứng đủ 1 hoặc cả 2 yếu tố thì không được coi là doanh nghiệp.

Ví dụ: Hộ kinh doanh đâu được coi là doanh nghiệp vì đúng là hoạt động vì lợi nhuận nhưng không có sự tổ chức rõ ràng. Ngược lại Hợp tác xã có tổ chức rõ ràng nhưng hoạt động không vì lợi nhuận mà vì phục vụ nhu cầu của xã viên là chính nên cũng không coi là doanh nghiệp.

Hiện tại, quy định pháp luật không trực tiếp đưa ra một khái niệm cụ thể nào về Doanh nghiệp xã hội. Dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng kí thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Ta có thể hiểu rằng Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với mục đích vì sự phát triển của cộng đồng, của xã hội và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, lợi ích cộng đồng.

2. Tiêu chí của Doanh nghiệp xã hội

Dễ thấy thì những doanh nghiệp xã hội thường có khuynh hướng liên quan đến những hoạt động phi lợi nhuận như trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành…  và ở đây với trường hợp của Startup Revival waste là xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Vì tính chất hoạt động kinh doanh mang tính chất đặc thù, pháp luật đã xây dựng các bộ tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo việc hoạt động của các doanh nghiêp xã hội đi theo đúng với mục đích xã hội, lợi ích cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, Doanh nghiệp xã hội sẽ phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và những điều kiện trên phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Điều này đã làm rõ hơn mục đích tốt đẹp của Doanh nghiệp xã hội mà người thành lập doanh nghiệp, cũng như các “Nhà làm Luật” hướng đến. Chính vì mục tiêu đó mà Luật Doanh nghiệp cho phép Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra nguồn vốn để đóng góp cho mục tiêu xã hội, lợi ích cộng đồng.

Một câu hỏi đặt ra là khi đầu tư lại ít nhất 51% tổng lợi nhuận thì phần lợi nhuận còn lại các doanh nghiệp có phải chịu thuế Thu nhập doakhông? Câu trả lời là có thể, cụ thể là tùy vào lợi nhuận được thu về từ những dự án như thế nào mà sẽ được miễn thuế hoặc giảm thuế theo quy định tại thông tư 78/2014/TT-BTC (dài quá).

Vậy là chúng ta đã có bức tranh tổng quan về doanh nghiệp xã hội, việc đầu tư trở lại ít nhất 51% lợi nhuận, đồng thời duy trì mục đích xã hội khi thành lập tôi nghĩ cũng là lý do chính mà nhiều shark không hào hứng lắm với thương vụ này. Tuy nhiên thật may Shark Liên đã đưa ra offer và tôi tin rằng sự kết hợp này sẽ có

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *