Giấy tờ cần thiết khi đăng ký thành lập Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Giấy tờ cần thiết khi đăng ký thành lập Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Để đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm thủ tục? Để trả lời cho thắc mắc này một cách ngắn gọn và chi tiết nhất .

Căn cứ:

  1. Luật Doanh nghiệp năm 2014

 

Nội dung tư vấn:

Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn là những loại hình công ty cơ bản nhất mà thường được lựa chọn để thành lập. Theo đó, các giấy tờ cần thiết để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Giấy tờ tuỳ thân của người thành lập công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông
  • Văn bản uỷ quyền của người trực tiếp thực hiện thủ tục 

 

1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp

Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp là biểu mẫu có sẵn mà người đăng ký thành lập cần phải điền khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.Những biểu mẫu này đã được soạn thành khung có sẵn, người đại diện chỉ cần điền đầy đủ các thông tin: Tên công ty, trụ sở công ty, thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật,… sau đó ký vào văn bản và đi nộp

 

2. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là một văn bản quan trọng khi đăng ký thành lâp doanh nghiệp, được coi là “hiến pháp” của công ty. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên ít chú trọng về bản điều lệ này. Do đó, điều lệ công ty thường được soạn thảo một cách thiếu chặt chẽ.

Khi điều lệ công ty được soạn thảo thì thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập phải ký nháy vào tất cả các chân trang để xác nhận sự nhất trí đối với nội dung của bản điều lệ này. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì điều lệ cần phải có những nội dung cơ bản quy định trong Điều 25:

Điều 25. Điều lệ công ty

1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

 

3. Giấy tờ tuỳ thân

Đây là tài liệu nhằm xác nhận danh tính của những người tham gia góp vốn thực tế vào doanh nghiệp đăng ký thành lập. Đối với Công ty cổ phần hay Công ty trách nhiệm hữu hạn thì có thể là Cá nhân hoặc Tổ chức đứng lên thành lập/góp vốn. Vì thế giấy tờ tuỳ thân sẽ linh hoạt tuỳ vào người đăng ký để đối chứng tương ứng:

  • Cá nhân: Chứng minh thư/Căn cước công dân, Hộ chiếu
  • Pháp nhân: Các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư,..

 

4. Thống kê các thành viên góp vốn

Đây là danh sách thống kê thành viên:

  • Công ty cổ phần: danh sách cổ đông sáng lập
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: danh sách thành viên góp vốn

Danh sách này ghi lại một cách chính xác nhất sự hoạt động, tạo lập của công ty theo biểu mẫu có sẵn, bao gồm: Họ tên các thành viên, số chứng mình thư, số vốn góp, phần trăm vốn góp của từng người cụ thể,…

 

5. Văn bản uỷ quyền

Hiện nay, các doanh nghiệp không tự thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh vì thủ tục phức tạp, dễ diễn ra sai sót và tốn kém thời gian nên thông thường họ sẽ uỷ quyền cho một đơn vị tư vấn để thực hiện những thủ tục này. Vì vậy cần có một văn bản uỷ quyền hoặc hợp đồng dịch vụ ký kết giữa hai bên để người của công ty tư vấn có thể thay mặt, đại diện cho công ty tiến hành nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh và nhận kết quả một cách hợp pháp.

Trân trọng cảm ơn quý khách hàng

Nếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình thực hiện và cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi https://luatsuthuanan.com/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *