Hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp

Hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp

Hệ quả pháp lý là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật hoặc là khi thực hiện một hành động pháp lý cụ thể nào đó. Vậy hệ quả pháp lý của sáp nhận doanh nghiệp là kết cục tất yếu khi doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với nhau. Hãy cùng Luật sư Thuận An theo dõi bài viết dưới đây nhé.

  1. Sáp nhập và hệ quả pháp lý khi sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

Hậu quả pháp lý là kết cục tất yếu sẽ dẫn đến mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trong trường hợp vi phạm pháp luật hoặc là khi thực hiện một hành động pháp lý cụ thể nào đó. Vậy hệ quả pháp lý của sáp nhận doanh nghiệp là kết cục tất yếu khi doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với nhau.

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

  1. Hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp

Khác với chia tách, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì khi sáp nhập doanh nghiệp chỉ duy nhất công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.

Doanh nghiệp khi tiến hành sáp nhập thì có những hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.

  • Về mặt hình thức, tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình và được cập nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Về mặt nội dung, toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sẽ được chuyển giao cho công ty nhận sáp nhập.

Thứ hai, công ty nhận sáp nhập sẽ được thay đổi, cập nhật nội dung trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận sáp nhập công ty khác, công ty nhận sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản và các quyền của công ty bị sáp nhập. Bên cạnh những quyền mà công ty nhận sáp nhập được hưởng dụng thì song hành với đó là chịu toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập.

Thứ ba, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ tư, Khi doanh nghiệp tiến hành sáp nhập với nhau thì một trong những hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp đó là không tạo ra doanh nghiệp mới. Tức là công ty nhận và công bị sáp nhập không đăng kí thành lập một doanh nghiệp mà hoạt động và tồn tại với danh nghĩa của công ty nhận sáp với quy mô vốn thường lớn hơn.

  1. Quyền và nghĩa vụ khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp khi sáp nhập với nhau thì một trong những hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp mà các bên quan tâm đó là quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thay đổi như thế nào.

  • Công ty bị sáp nhập có nghĩa vụ quyết toán thuế khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp.
  • Công nhân sáp nhập có nghĩa vụ phải giải quyết các vấn đề liên quan về tiền lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động của công nhân công ty bị sáp nhập theo quy định của pháp luật. Vì khi tiến hành sáp nhập thì người lao động của công ty bị sáp nhập sẽ trở thành người lao động của công ty nhận sáp nhập.
  • Bên cạnh quan hệ hợp đồng lao động với người lao động thì các hợp đồng, giao dịch đang trong thời hạn thực hiện dưới danh nghĩa chủ thể là công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển giao cho công ty nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện. Các nghĩa vụ thực hiện này có thể bao gồm việc phải hoàn thành các nội dung của hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ…
  • Bên cạnh các nghĩa vụ mà công ty nhận sáp nhập phải thực hiện thì cũng sẽ được nhận quyền lợi nhất định như là: tài sản, các hợp đồng dưới danh nghĩa của công ty bị sáp nhập đang trong thời hạn, lượng công nhân nhằm tăng thêm nguồn nhân lực và mở rộng quy mô sản xuất cũng như quy mô vốn của công ty nhận sáp nhập trên thị trường…

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên khi sáp nhập cũng là một trong những hệ quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp mà các bên quan tâm.

  1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Cạnh tranh 2018

Luật sư Thuận An cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng tại Bình Dương với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ Luật sư giỏi sẽ hỗ trợ tư vấn luật tận tâm

 

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *