Hợp đồng ký lúc say rượu có hiệu lực hay không

Hợp đồng ký lúc say rượu có hiệu lực hay không

Trong nhiều trường hợp, có những cá nhân lợi dụng trạng thái tinh thần và thể chất không còn tỉnh táo của một số người để tác động và khiến họ ký vào các hợp đồng, thỏa thuận ngoài mong muốn. Và một trong các hành vi phổ biến nhất là lợi dụng trạng thái say rượu. Vậy những hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết đã được ký lúc say rượu có hiệu lực hay không? 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn:

1. Giao kết hợp đồng và các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực:

Về mặt bản chất các hoạt động ký kết, thỏa thuận được coi là các giao dịch dân sự giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên có liên quan (Theo quy định tại điều 116 Bộ luật dân sự 2015 về định nghĩa giao dịch dân sự).

Để các hợp đồng, thỏa thuận trong bất kì lĩnh vực nào có thể có hiệu lực thì không chỉ đơn thuần là việc soạn thảo văn bản và có đủ chữ ký xác nhận của các bên, mà còn đi kèm với các yêu cầu về chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp cũng như tính tự nguyện không bị ép buộc phải thực hiện ký kết hợp đồng. Cụ thể thì các yêu cầu này đã được quy định đầy đủ tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 117: Điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân  sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”

Từ đó, hành vi giao kết hợp đồng trong trạng thái say rượu, không hoàn toàn tỉnh táo không đáp ứng được theo yêu cầu của quy định pháp luật để đảm bảo tính pháp lý đầy đủ cho hợp đồng, thỏa thuận.

2. Vô hiệu hợp đồng:

Nếu như trên thực tế không thực sự ý thức được hành vi của chủ thể khi giao kết hợp đồng và có thể cung cấp bằng chứng, chứng minh được trạng thái không đủ tỉnh táo vào thời điểm đó, thì có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo như quy định tại điều 128 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 128: Giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình”

Vậy nên, người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Do đó trong trường hợp này có thể làm đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán là vô hiệu.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *