Không cho thăm nom con sau ly hôn, xử lý thế nào?

Không cho thăm nom con sau ly hôn, xử lý thế nào?

Không cho thăm nom con sau ly hôn, xử lý thế nào?

Do nhận thức pháp lý không đầy đủ và do những thù hận sau cuộc đổ vỡ hôn nhân mà các bên (vợ hoặc chồng) có hành vi ngăn cản việc chăm sóc, thăm nom, giáo dục của bên còn lại. Vậy, hành vi này có vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định về trường hợp này thế nào?

Khách hàng gửi câu hỏi về cho Luật sư như sau: Thưa Luật sư. Tôi vừa ly hôn với vợ tôi, vợ tôi là người nuôi con. Sau khi ly hôn xong vợ tôi không cho tôi gặp con. Vậy tôi phải làm sao thưa Luật sư?
Luật sư Thuận An tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau đối với con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo quy định trên thì cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu vi phạm có thể bị xử phạt theo điều 53, Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Như thế, với trường hợp của bạn, khi vợ bạn cản trở quyền của bạn thì bạn có quyền:

– Tố cáo hành vi của vợ bạn tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi của vợ bạn;

– Xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc vợ bạn có hành vi cản trở quyền chăm con của bạn sau đó bạn yêu cầu cơ quan thi hành án việc thăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án. Căn cứ theo điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy khi xảy ra tình trạng trên bạn hoàn toàn có thể đề nghị Tòa án thay đổi quyền nuôi con.

Thùy Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ : 0918 22 99 88 LUẬT SƯ GIỎI THUẬN AN

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyền và hoàn toàn miễn phí qua điện thoại và zalo hãy gọi cho luật sư giỏi thuận an ngay để được tư vấn pháp luật miễn phí với đội ngũ luật sư tận tình - lắng nghe - chia sẻ và giúp bạn đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Chúng tôi là những luật sư luôn biết cố găng và nỗ lực hết mình với mục tiêu đã được đề ra. DMCA.com Protection Status

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 19 Đường Hai Bà Trưng, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương

Điện Thoại: 0901.559.179

Hotline: 0918.22.99.88

Email: duytruonglaw@gmail.com

CHI NHÁNH

Địa chỉ: 1/47A, Đường 22 Tháng 12, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương

Điện Thoại: 0915.559.279

Hotline: 0918.22.99.88

Email: duytruonglaw@gmail.com

LUẬT SƯ GIỎI BÌNH DƯƠNG

Văn phòng luật sư giỏi ở Thuận An, Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí tại Thuận An Bình Dương. Bạn cần tìm luật sư giỏi uy tín tư vấn pháp luật tại Bình Dương.
Developer Friendly Reseller Hosting