Không muốn bị xử phạt Chủ quán karaoke phải biết 7 điều sau

Không muốn bị xử phạt Chủ quán karaoke phải biết 7 điều sau

Không muốn bị xử phạt Chủ quán karaoke phải biết 7 điều sau. Để hiểu rõ hơn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thuận An chúng tôi.

1. Lựa chọn mô hình kinh doanh?

Một trong 7 điều cần biết trong chuỗi Chủ quán karaoke phải biết 7 điều sau trước hết là lựa chọn mô hình kinh doanh.

Chủ quán karaoke kinh tiến hành hoạt động kinh doanh cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện của bản thân. Từ đó hiểu rõ các vấn đề pháp lý của từng loại mô hình tránh những trường hợp bị xử phạt vi phạm.

Hiện tại, chủ cơ sở kinh doanh có thể chọn một trong hai loại hình kinh doanh cụ thể như sau:

– Hộ kinh doanh.

– Công ty.

2. Các loại thuế phải nộp?

Khi kinh doah karaoke tùy vào mô hình kinh doanh mà có nghĩa vụ về thuế khác nhau cụ thể như sau:

Hộ kinh doanh:

+ Lệ phí môn bài

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế thu nhập cá nhân

Công ty:

+ Lệ phí môn bài

+ Thuế doanh nghiệp

+ Thuế giá trị gia tăng…

Như vậy, tùy từng mô hình kinh doanh mà có nghĩa vụ nộp thuế khác nhau từ đó thực hiện nghĩa vụ đúng quy định của pháp luật, tránh những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở vật chất

Kinh doanh karaoke điều kiện về cơ sở vật chất đúng quy định không bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

+ Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ

+ Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

+ Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Như vậy, kinh doanh karaoke không bị xử phạt vi phạm cần đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở kinh doanh.

4. Các loại Giấy phép cần có?

Bên cạnh giấy phép kinh doanh khi kinh doanh karaoke cần các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép an ninh trật tự
  • Cam kết bảo vệ môi trường
  • Giấy phép kinh doanh rượu
  • Giấy phép kinh doanh thuốc lá
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Như vậy, tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm về giấy phép kinh doanh chủ cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép con.

5. Nhân viên lao động?

Nhân viên lao động trong các cơ sở kinh doanh cụ thể như sau:

+ Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên;

+ Nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

Như vậy, khi sử dụng nhân viên lao động mà vi phạm những điều kiện trên sẽ bị xử phạt vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm chủ kinh doanh karaoke.

Tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm chủ cơ sở kinh doanh karaoke cần có trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.

+ Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.

+ Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

+ Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

+ Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

+ Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc.

+ Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào phòng hát karaoke hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.

Như vậy, khi vi phạm về điều kiện về trách nhiệm của chủ cơ sơ kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.

7. Xử phạt vi phạm

Kinh doanh karaoke vị phạm pháp luật cần bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;

b) Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;

c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;

b) Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;

c) Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;

d) Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát karaoke;

đ) Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;

e) Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày;

g) Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;

b) Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;

c) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.

Như vậy, khi vi phạm một trong những trường hợp như trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định cụ thể như trên. Chủ quán karaoke phải biết 7 điều sau để không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Nếu quý khách hàng muốn biết thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ Luật sư giỏi sẽ tư vấn tận tình.

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *