Là người ngoại tỉnh, Làm thế nào để có biển số xe Sài Gòn và Hà Nội

Là người ngoại tỉnh, Làm thế nào để có biển số xe Sài Gòn và Hà Nội

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 15/2014/TT-BCA

Nội dung tư vấn

1. Những ai được đăng ký biển số xe Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA thì có 3 nhóm đối tượng là người Việt Nam được thực hiện việc xin cấp biển số tại 2 thành phố lớn nêu trên. Cụ thể đó là:

  • Những người đang thường trú tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
  • Cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, quân đội nhân dân có giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan đơn vị đang công tác trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
  • Học viên, sinh viên theo học các khóa học đào tạo tập trung của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có thời hạn khóa học từ 2 năm trở lên.

Như vậy, nếu đang thuộc diện 3 nhóm đối tượng nêu trên thì các bác hoàn toàn có thể đăng ký biển số xe Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có rất nhiều người không phải là 3 đối tượng nêu trên nên nhưng vẫn muốn được đăng ký biển số xe nội thành. Với những người có nhu cầu như vậy không phải là hết cách. Chúng ta có thể đi “đường vòng”, hơi tốn công sức và chi phí hơn một chút.

Khoản 4 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về việc có thể đăng ký xe dưới danh nghĩa của các cơ quan, tổ chức. Nghĩa là lúc này chủ sở hữu danh nghĩa của chiếc xe là những tổ chức được đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố. Vì thế, nếu mua xe nhưng không thể đăng ký biển số nội thành dưới danh nghĩa cá nhân thì chúng ta hoàn toàn có thể gián tiếp sở hữu chiếc xe đó thông qua một doanh nghiệp do mình làm chủ.

2. Sở hữu xe gián tiếp thông qua doanh nghiệp

Nếu so với việc tốn vài chục triệu tiền học phí và hàng tá nghĩa vụ của một sinh viên khi đăng ký theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn thành phố để được cấp biển Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thì việc thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh khả thi hơn nhiều. Nhưng nếu để cân nhắc giữa việc lựa chọn doanh nghiệp hay hộ kinh doanh thì còn phải dựa vào nhiều yếu tố. Mà yếu tố quan trọng nhất để đem ra so sánh vẫn là chi phí bỏ ra hàng năm để thực hiện việc này. Sau đây tôi sẽ liết kê những chi phí cơ bản để các bác dễ hình dung và đưa ra quyết định. So sánh này dựa trên giả thiết doanh nghiệp và hộ kinh doanh lập ra chỉ để thực hiện đăng ký xe biển Hà Nôi, TP. Hồ Chí Minh mà không thực hiện hoạt động kinh doanh.

  • Doanh nghiệp
    • Chi phí thành lập doanh nghiệp: 1,5 – 2 triệu đồng
    • Thuế môn bài: 2 – 3 triệu đồng (Bắt buộc)
    • Chi phí cho việc báo cáo thuế: 3 triệu/ 1 quý => 12 triệu/năm

Như vậy, trung bình mỗi năm sẽ phải bỏ ra 15 triệu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp có đăng ký xe biển Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

  • Hộ kinh doanh
    • Chi phí thành lập doanh nghiệp: 1,5 – 2 triệu đồng
    • Thuế môn bài: 300.000 – 1.000.000 đồng (Tùy vào mức doanh thu tự kê khai)
    • Thuế thu nhập cá nhân dựa theo doanh thu tự kê khai. Đối với mức thấp nhất tự kê khai là 100 triệu tới 300 triệu thì mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng hàng năm là từ 2 triệu tới 6 triệu đồng.

Như vậy, chỉ tốn mỗi năm khoảng trên dưới 6 triệu bỏ ra để duy trì chiếc xe gắn biển Hà Nội. Tới đây có thể thấy hộ kinh doanh là sự lựa chọn thông minh hơn khi muốn đăng ký xe dưới danh nghĩa tổ chức để có biển nội thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *