Làm thế nào tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm
Căn cứ:
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng hoạt động cho doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, theo đó doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
Nếu công ty bạn có hoạt động trở lại thì cần phải thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc trước ngày hoạt động trở lại.
Về nghĩa vụ thuế:
- Doanh nghiệp nộp tiền thuế môn bàinguyên năm (kể cả thời điểm doanh nghiệp hết hạn tạm ngưng sau ngày 30/06 theo Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định
- Kê khai thuế giá trị gia tăng và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ngay tại tháng, hoặc quý hết thời hạn tạm ngưng thông báo
- Kê khai thuế TNDN,TNCN, lập báo cáo tài chính cho năm hết thời hạn tạm ngưng theo thông báo
Nếu doanh nghiệp bạn tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm thì có thể sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bị xóa tên trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014:
Điều 211: Thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Như vậy, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không được quá 1 năm. Nếu sau 1 năm doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngừng kinh doanh thì thông báo tiếp cho cơ quan đăng kí kinh doanh trước ít nhất 15 ngày. Lần tạm ngừng kinh doanh tiếp theo vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, báo cáo trước khi tạm ngưng kinh doanh ít nhất 15 ngày.
2. Tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm có bị phạt không?
Như đã đề cập ở trên, việc tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm sẽ không bị phạt nếu doanh nghiệp đã làm đúng những nghĩa vụ về thuế ở trên. Doanh nghiệp sẽ bị phạt về thuế trong trường hợp sau:
- Quá ngày thứ 30 tháng kế tiếp của quý doanh nghiệp hết thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp chưa nộp báo cáo thuế GTGT; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Doanh nghiệp không nộp tiền lệ phí môn bài sau ngày 30 của tháng mà doanh nghiệp hết thời hạn tạm ngưng hoạt động
- Quá ngày thứ 90 của ngày cuối cùng năm tài chính (31/12) năm doanh nghiệp hết thời hạn tạm ngưng hoạt động mà doanh nghiệp chưa nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm doanh nghiệp hết thời hạn tạm ngưng hoạt động.
Ví dụ cụ thể về mức phạt
- Phạt 3.500.000 đồng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày
- Phạt 6.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định
Tuy nhiên, nếu hết hai năm tạm ngừng, nhưng vẫn chưa hoạt động trở lại và không muốn giải thể, công ty có thể sử dụng giải pháp: hoạt động kinh doanh một thời gian (ngắn), sau đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Khi đó, thủ tục, thời gian tạm ngừng kinh doanh (mới) lại thực hiện theo quy định pháp luật. Ta có thể thấy, khi quá hai năm tạm ngưng nếu doanh nghiệp cảm thấy không duy trì được hoặc thay đổi cách thức kinh doanh thì doanh nghiệp cần xác định việc giải thể doanh nghiệp, hoặc biện pháp tạm thời là hoạt động kinh doanh một thời gian ngắn sau đó là lại đăng ký tạm ngừng kinh doanh, các thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới lại được thực hiện.