Liên minh hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Vậy, liên minh hợp tác xã là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng Luật sư Thuận An theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.
1. Liên minh hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Liên minh hợp tác xã là Tổ chức phi chính phủ do các hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập, có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên, tuyên truyền, vận động, phát triển hợp tác xã, tư vấn, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các thành viên, đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp giữa các thành viên trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Phân loại liên minh hợp tác xã là gì?
Có hai loại liên minh hợp tác xã: liên minh hợp tác xã theo ngành và liên minh của tất cả các hợp tác xã thuộc các ngành kinh tế. Liên minh hợp tác xã được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tên gọi và tài chính của liên minh hợp tác xã do điều lệ của Liên minh hợp tác xã quy định.
3. Chức năng của liên minh hợp tác xã là gì?
+ Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành viên;
+ Tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã;
+ Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã do Chính phủ giao; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã theo quy định của Chính phủ;
+ Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về hợp tác xã;
+ Đại diện cho hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trong quan hệ hoạt động phối hợp của các thành viên với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của liêm minh hợp tác xã là gì?
+ Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;
+ Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để phản ánh, kiến nghị và đề xuất với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chính sách, pháp luật có liên quan; phối hợp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên;
+ Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các HTX điển hình tiên tiến, tổ chức các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh;
+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học – công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực khác;
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống Liên minh; cán bộ quản lý, xã viên và người lao động trong các HTX và các thành viên khác;
+ Chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động dịch vụ công có mục tiêu phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;
+ Tổ chức các hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển Liên minh và hỗ trợ thành viên;
+ Tham gia các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức ở các nước; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, các khoản viện trợ để phát triển hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.