Luật sư Thuận An: Mua sắm công là gì?
Luật sư Thuận An cùng các bạn làm rõ các vấn đề về mua sắm công là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan được quy định như thế nào.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Đấu thầu năm 2013
2. Mua sắm công là gì?
Mua sắm công nói chung có thể định nghĩa là hoạt động của một cơ quan công quyền trong việc mua hàng hoá và dịch vụ hay giao thầu công trình vì những nhu cầu của mình.
3. Nguyên tắc mua sắm công là gì?
– Minh bạch (Chính phủ phải ban hành và thực thi các quy tắc minh bạch trong các bước của quy trình đấu thầu);
– Không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia;
– Bắt buộc sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu thuộc diện điều chỉnh, trừ các trường hợp đáp ứng điều kiện để được áp dụng thủ tục đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu lựa chọn;
– Áp dụng các biện pháp liêm chính và giải quyết khiếu nại khiếu kiện để xử lí tình trạng tham nhũng, gian lận trong đấu thầu công;
– Khuyến khích sử dụng phương thức điện tử trong đấu thầu và các yêu cầu về tính thân thiện, khả năng tiếp cận trong trường hợp sử dụng phương thức điện tử.
– Đối xử đặc biệt với các thành viên là quốc gia đang phát triển.
4. Mục đích của mua sắm công là gì?
+ Tạo ra các tài sản hữu hình và vô hình để hỗ trợ hoạt động của cơ quan Chính phủ ở các cấp địa phương cũng như trung ương
+ Cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân
5. Các đối tượng tham gia mua sắm công là gì?
+ Đối với mua sắm công, các bên có liên quan không chỉ bao gồm các nhà cung cấp và tổ chức thực hiện mua sắm công, mà còn bao gồm cả các cơ quan quản lí nhà nước ở các cấp và các nhà tài trợ vốn.
Các tổ chức khi tài trợ vốn cho mua sắm bằng cách đưa ra những qui định về mua sắm để buộc tổ chức thực hiện mua sắm phải tuân thủ. Người thụ hưởng từ hoạt động mua sắm công là một số lượng rất lớn người dân trong một quốc gia, trong một địa phương cụ thể – đó là những người sử dụng các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.
6. Thị trường mua sắm công là gì?
Thị trường mua sắm công là phạm vi chọn lựa nhà đầu tư hoặc nhà thầu, chẳng hạn như: dự án đấu thầu quốc tế thì thị trường mua sắm công sẽ bao gồm các nhà thầu trong và ngoài nước. Hay đấu thầu trong nước thì thị trường mua sắm công sẽ chỉ gồm các doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thầu.
7. Quy trình mua sắm công diễn ra như thế nào?
Tùy theo phương thức mà việc mua sắm công là gì sẽ có những quy trình khác nhau, cụ thể:
Đối với phương thức mua sắm phân tán thì quy trình gồm những bước như sau:
– Bước 1: Lập dự toán ngân sách.
– Bước 2: Bàn giao ngân sách dự toán cho bộ phận chịu trách nhiệm.
– Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp.
– Bước 4: Tiến hành ký hợp đồng và thanh toán tiền.
Đối với phương thức mua sắm tập trung thì quy trình gồm những bước như sau:
– Bước 1: Lập dự toán ngân sách mua sắm tập trung.
– Bước 2: Bàn giao ngân sách dự toán mua sắm tập trung cho đơn vị mua sắm tập trung.
– Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
– Bước 4: Ký thỏa thuận khung.
– Bước 5: Ký hợp đồng và thanh toán tiền.
– Bước 6: Bàn giao và tiếp nhận tài sản để hoàn tất quy trình.
Trên đây là bài giới thiệu của chúng tôi về các vấn đề mua sắm công. Quý khách hàng muốn tìm hiểu rõ và chi tiết hơn hãy liên hệ với chúng tôi.