LUẬT SƯ THUẬN AN – TƯ VẤN LUẬT: KẾT HÔN GIẢ TẠO LÀ GÌ?

LUẬT SƯ THUẬN AN – TƯ VẤN LUẬT: KẾT HÔN GIẢ TẠO LÀ GÌ?

Thế nào là kết hôn giả tạo?

kết hôn giả tạo là gì?

      Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

 “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”

      Như vậy việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân nếu như không vì mục đích xây dựng gia đình mà lợi dụng việc kết hôn giả tạo để đạt được những mục đích cá nhân nêu trên đều được xem là kết hôn giả tạo.

      Theo đó, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng nêu rõ:

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”

      Mặc dù trên thực tế việc kết hôn giả vẫn được đảm bảo về các mặt pháp lý như thủ tục và vẫn được cấp giấy chứng nhận kết hôn theo đúng như quy định. Tuy nhiên, xét về mục đích của việc kết hôn thì lại không được đảm bảo và thực chất chính là nhằm đạt được các mục đích cá nhân theo quy định về việc kết hôn giả tại khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

      Do vậy, khi phát hiện các trường hợp kết hôn giả tạo thì việc kết hôn này sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định.


Xử lý kết hôn giả tạo

      Nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình thì việc kết hôn giả tạo là một trong các hành vi cấm của pháp luật. Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự có nêu rõ như sau:

4.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;

b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.

      Như vậy, người kết hôn giả nhằm đạt được các mục đích như để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài… thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người kết hôn giả còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.


Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự.

      Trên đây là bài viết chi tiết về vấn đề kết hôn giả tạo. Qua bài viết này chúng tôi mong muốn các bạn có thể hiểu rõ về vấn đề kết hôn giả tạo cũng như chế tài xử lý về vấn đề này. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn luật kết hôn trực tuyến qua HOTLINE của Luật Sư Thuận An.

      Trân trọng./.

A.N

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

1 phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *