Nên lập di chúc theo hình thức nào?
Di chúc là bằng chứng cho ý chí của cá nhân về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên, việc lập một bản di chúc có thể có nhiều hình thưc khác nhau. Vậy hình thức nào là an toàn?
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Pháp luật cho phép chủ thể có thể dập di chúc bằng miệng hoặc bằng văn bản. Đối với di chúc bằng văn bản, có các loại như: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Vậy, nên lựa chọn loại di chúc nào?
1. Di chúc bằng miệng.
Không phải bao giờ chủ thể cũng có thể được lập di chúc bằng miệng. Pháp luật dự liệu trường hợp cá nhân lâm vào tình huống nguy kịch, cái chết bị đe dọa,…thì một ý chí về tài sản có thể thiết lập bằng miệng và vẫn được công nhận đây là một bản di chúc hợp pháp và cũng chỉ quy định trong trường hợp này, di chúc bằng miệng mới hợp pháp
Điều 629: Di chúc miệng.
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
….
Bên cạnh việc đáp ứng về điều kiện hoàn cảnh lập di chúc, di chúc miệng cũng phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản cũng như là điều kiện riêng biệt đặc thù được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như hình thức, nội dung,..
Di chúc bằng miệng chỉ đặt ra khi cá nhân gặp vấn đề nguy kịch về sức khỏe, tính mạng,…Như vậy, xét về tính pháp lý cũng như điều kiện, thì đây không được xem là một phương án lựa chọn thông minh trong việc viết di chúc.
2. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Bởi không có người làm chứng, tính chính xác và khách quan của loại di chúc này khó đảm bảo. Bởi vậy, pháp luật quy định người lập di chúc phải tự viết và ký vào di chúc. Trường hợp có nhiều trang thì ký nháy từng trang văn bản. Trường hợp khác, có thể dung điểm chỉ.
Điều 633: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Điêu 631, Nội dung của di chúc
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Chiếu theo Điều 631 Luật dân sự 2015, người lập di chúc phải đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức của bản di chúc, bảo gồm:
Điều 631: Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
3. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Đây là trường lập di chúc bằng dạng đánh máy, hoặc nhờ người khác đánh máy. Khi mà một bản di chúc không có dấu ấn đặc trưng nào (như chữ viết, dấu vân tay,…) của người lập di chúc, thì bản di chúc này chỉ hợp pháp khi có người làm chứng. Số lượng người làm chứng tối thiểu phải có hai người. Bản di chúc sau khi đánh máy xong phải được đọc to, rõ lại và được người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ trước mặt người làm chứng. Những những này cũng phải thực hiện việc xác nhận sự có mặt bằng việc ký, điểm chỉ vào bản di chúc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành người làm chứng. Để đảm bảo tính khách quan và tính chính xác của bản di chúc thì người làm chứng phải không thuộc những đối tượng sau theo quy định tại Điều 632, Bộ luật dân sự 2015:
Điều 632: Người làm chứng cho việc lập di chúc:
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
4. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Việc công chứng, chứng thực là một hành vi pháp lý khiến người lập di chúc có thể yên tâm hơn về tính hợp pháp của bản di chúc mình lập. Bởi, việc công chứng hay chứng thực nó được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm, có thẩm quyền và hiểu biết pháp luật. Chính vì thế, đây cũng là một hình thức mà người lập di chúc nên tìm đến để có một bản di chúc có thể được lập hợp pháp lại còn được tư vấn hợp tình.
Điều 635: Di chúc có công chứng, chứng thực:
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Việc lập di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng như văn phòng luật sư hoặc ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành dựa trên các bước quy định tại Điều 636, Bộ luật dân sự 2015:
Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố
Bước 3; Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Điều 636: Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Từ những phân tích trên, Có lẽ, lựa chọn một văn phòng luật sư uy tín uy tín để tư vấn và thực hiện việc viết di chúc là một lựa chọn khá thông minh. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian cũng như tính hợp pháp sẽ được đảm bảo tuyệt đối.
Bên cạnh việc đáp ứng điều kiện về loại di chúc đó, di chúc được lập cũng phải đáp ứng các điều kiện khác về mặt hình thức, chủ thể và nội dung. Cụ thể:
Thứ nhất, về chủ thể lập di chúc:
Điều 625: Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Việc để lại tài sản sau khi chết là một việc tưởng chừng như bình thường, tuy nhiên, liên quan đến tiền bạc, giá trị tài sản có thể khiến người khác trở nên thủ đoạn được được trở thành một phần chủ thể hưởng thừa kế. Để đảm bảo cho việc viết di chúc đúng ý nguyện của người lập di chúc, pháp luật quy định người lập di chúc phải trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép” là một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp.
Điều 630: Di chúc hợp pháp:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Thứ hai, về nội dung của bản di chúc.
Nói về nội dung thì di chúc chứa đựng những nội dung không vi phạm điều cấm của luật không trái đạo đức xã hội. Được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 630: Di chúc hợp pháp:
Điều 630: Di chúc hợp pháp:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
…
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !