Quy định về quyền mở lối đi qua

Quy định về quyền mở lối đi qua

Quy định của pháp luật về quyền mở lối đi qua và các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Thuận An để hiểu rõ hơn.

1. Quyền mở lối đi qua là gì

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Chương XIV của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), quyền đối với BĐS liền kề là quyền được thực hiện trên một BĐS (sau đây chúng tôi xin gọi là BĐS chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một BĐS khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là BĐS hưởng quyền). Và một trong các quyền đối với BĐS liền kề đó là quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 BLDS 2015.

2. Quy định của pháp luật về quyền mở lối đi qua

2.1. Quy định về quyền mở lối đi qua của chủ BĐS bị vây bọc

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có BĐS bị vây bọc bởi các BĐS liền kề khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì chủ sở hữu đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

2.2. Quy định về điều kiện được hưởng quyền của chủ BĐS bị vây bọc

Để được hưởng quyền về lối đi qua, chủ BĐS bị vây bọc cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

+ Chủ của BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của chủ BĐS khác mà không có hoặc không đủ lối di ra đường công cộng

+ Lối đi sẽ được mở trên BĐS liền kề nào thuận tiện và hợp lý nhất

+ Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận theo đúng quy định của pháp luật.

2.3. Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp

+ Chủ sở hữu BĐS được hưởng quyền về lối đi qua có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu BĐS chịu hưởng quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Khi phân chia lối đi phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều 254 BLDS 2015 mà không có đền bù.

2.4. Quy định về vị trí, kích thước lối đi qua

Luật quy định về vị trí, kích thước lối đi qua sẽ do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

2.5. Quy định về hiệu lực của quyền lối đi qua

Quyền về lối đi qua sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi BĐS được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

2.6. Quy định về quyền chấm dứt đối với lối đi qua

+ Khi BĐS hưởng quyền và BĐS chịu hưởng quyền đều thuộc quyền sở hữu của một người

+ Việc các chủ thể sử dụng, khai thác BĐS sẽ không phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

+ Theo thỏa thuận của các bên tranh chấp

+ Theo quy định của pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp lối đi qua

Có thể nói, tranh chấp về lối đi qua là một dạng tranh chấp đất đai. Khi có tranh chấp về lối đi qua, các chủ thể liên quan sau khi thỏa thuận hoặc tự hòa giải không thành thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, hiện nay có 3 hình thức giải quyết tranh chấp lối đi qua.

Thỏa thuận

Hòa giải tại cơ sở

Khởi kiện

Khái niệm

Các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau nhằm đi đến hướng giải quyết. Phương pháp này không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ diễn ra giữa các bên liên quan Đây là phương thức được nhà nước khuyến khích thực hiện khi xảy ra tranh chấp. Phương thức này sẽ có sự tham gia của bên thứ ba là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng sẽ dựa trên sự thỏa thuận của các bên có liên quan Khi không đạt được thỏa thuận hoặc hòa giải không thành thì các bên sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết

Ưu điểm

Đỡ tốn kém chi phí, thời gian tố tụng. Hòa khí, hạn chế tốn kém chi phí tố tụng. Có hướng giải quyết nhanh chóng dựa vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền, mang lại kết quả rõ ràng.

Nhược điểm

Đôi khi do mâu thuẫn lợi ích quá gay gắt nên các bên sẽ không đạt được thỏa thuận của mình Vì là hòa giải nên nếu một bên không đồng ý thì các bên cũng sẽ khó đạt được thỏa thuận, không dung hòa lợi ích với nhau. Tốn kém chi phí, thời gian đi lại

 

4. Nên lựa chọn hình thức nào để giải quyết tranh chấp

Pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 đều khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp trước. Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận thì có thể yêu cầu sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác, đối với tranh chấp liên quan đến việc ai là người có quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật đất đai thì được xem là chưa đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án. Do vậy, chúng tôi nhận thấy, hình thức tự thỏa thuận hay hòa giải tại cơ sở là phương thức tối ưu hơn.

 

 

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *