So sánh bị cáo và bị can trong vụ án hình sự
So sánh bị cáo và bị can có sự khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư Thuận An sẽ làm rõ.
1. Điểm giống nhau giữa bị cáo và bị can
Bị cáo và bị can đều là các đối tượng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nếu đối tượng là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
2. Điểm khác nhau giữa bị cáo và bị can
STT |
Tiêu chí |
Bị can |
Bị cáo |
1 | Căn cứ pháp lý | Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 | Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 |
2 | Định nghĩa | Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự | Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử |
3 | Giai đoạn tố tụng tham gia | Khởi tố | Đưa ra xét xử |
4 | Quyền lợi | – Được biết lý do mình bị khởi tố;
– Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau đây: + Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; + Bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; + Bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác; – Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; |
– Được nhận các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử; + Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; + Bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; -Tham gia phiên tòa; – Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; – Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; – Tranh luận tại phiên tòa; – Nói lời sau cùng trước khi nghị án; – Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; – Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; – Các quyền khác theo quy định của pháp luật |
5 | Nghĩa vụ | – Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng |
– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa |
Như vậy, so sánh bị cáo và bị can trong vụ án hình sự đã được thể hiện rõ qua bài viết này. Quý bạn đọc muốn tìm hiểu ẽo hơn hãy liên hệ với chúng tôi