
Thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Một thủ tục bắt buộc khi kết hôn với bộ đội hoặc người trong quân đội đó là phải thực hiện thẩm tra lý lịch. Việc thẩm tra lý lịch được thực hiện để đảm bảo đối tượng kết hôn của bộ đội có đủ điều kiện để đáp ứng các điều kiện nội bộ của quân đội khi đăng ký kết hôn. Vậy thủ tục thực hiện như thế nào? Sau đây Luật sư Thuận An xin gửi đến bạn bài viết về vấn đề như sau:

thu-tuc-dang-ky-ket-hon-voi-bo-doi
Ai thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Đối tượng kết hôn của bộ đội đều phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời. Và việc tiến hành thẩm tra ở đây sẽ do Phòng Tổ chức cán bộ cơ quan, đơn vị bộ đội đang công tác tiến hành thực hiện.
Người dự định kết hôn với gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm:
- Đời thứ nhất bao gồm ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Đời thứ hai bao gồm cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ).
- Đời thứ ba bao gồm bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Lưu ý: Kể cả trường hợp gia đình đối tượng kết hôn có Đảng viên thì vẫn phải thẩm tra lý lịch ba đời.
Theo đó các đối tượng thẩm tra phải đáp ứng được các điều kiện:
- Gia đình không được có ai tham gia Ngụy quân, Ngụy quyền hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến.
- Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Về tôn giáo: Không tham gia tôn giáo.
- Về quốc tịch: Buộc quốc tịch phải là Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam cũng không đủ điều kiện kết hôn.
- Về dân tộc: Trong gia đình không được có người là dân tộc Hoa.
Thời gian thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Thời gian tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh đối với bản thân và gia đình người mà bộ đội dự định kết hôn tại nơi sinh sống và nơi làm việc trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng. Tuỳ vào sắp xếp của đơn vị và tùy vào mức độ phức tạp của lý lịch các đối tượng họ hàng trong phạm vi ba đời của đối tượng kết hôn.
Sau khi thẩm định lý lịch, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định có đủ điều kiện đáp ứng việc đồng ý kết hôn hay không. Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ; nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do vì sao.
Phí thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Việc thẩm tra lý lịch khi đăng ký kết hôn với bộ đội sẽ do Phòng tổ chức Cán bộ thực hiện và các bên sẽ không mất chi phí có việc thẩm tra lý lịch này.
Do tính chất đặc thù của công việc có liên quan đến bảo vệ an ninh tổ quốc nên các điều kiện để kết hôn với bộ đội sẽ có phần khắt khe và phải được thẩm định nghiêm ngặt hơn đối với lý lịch của đối tượng kết hôn.
Trên đây là bài viết của Luật sư Thuận An về vấn đề của bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài Tư vấn luật hotline: 0915 559 279.
>>xem thêm:Điều kiện khi kết hôn với chiến sĩ Công an Nhân dân
A.N
Pingback: Luật sư Thuận An: Ngày ghi trên giấy đăng ký kết hôn là ngày gì?