
Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Vậy các vấn đề pháp lý xoay quanh thủ tục đăng ký kết hôn là gì? Hãy cùng Luật sư Thuận An giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Một số khái niệm chung
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia định 2014 giải thích một số từ ngữ như sau:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
2. Điệu kiện đăng ký kết hôn là gì?
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nếu nam và nữ kết hôn mà vi phạm một trong các điều kiện trên là hành vi kết hôn trái pháp luật mối quan hệ hôn nhân này sẽ không được pháp luật bảo hộ.
3. Những trường hợp cấm kết hôn
Nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì cấm nam nữ kết hôn với nhau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
4. Thủ tục đăng ký kết hôn
4.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thì khi đăng ký kết hôn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (Theo mẫu tại thông tư 15/2015/TT-BTP);
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Sổ hộ khẩu của hai bên nam, nữ;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp;
- Trường hợp đã từng kết hôn thì phải nộp thêm Quyết định ly hôn của Tòa án.
4.2. Quy trình đăng ký kết hôn
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cả nam và nữ chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo quy định trước khi làm thủ tục đăng ký kết hôn
-
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường nơi một trong 2 bên đăng ký kết hôn đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
-
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Nếu nhận đủ giấy tờ hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch xem xét nếu như đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam nữ ký vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cũng cùng ký vào giấy đăng ký kết hôn.
5. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ quy trình đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Luật sư Thuận An cung cấp dịch vụ pháp lý với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi, với đội ngũ Luật sư giỏi sẽ hỗ trợ tư vấn tận tâm.