Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương
Luật sư cho hỏi về thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương ạ. Em đã nộp đơn ly hôn đơn phương lên Tòa án rồi, nhưng hai vợ chống đã làm hòa, em cung không muốn con không có cha nên muốn được rút lại đơn ạ.
Căn cứ:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
Chào bạn, câu hỏi của bạn cũng chính là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được khi tư vấn về vấn đề ly hôn
Trước hết, ta cần biết ai sẽ quyền rút đơn, ở trường hợp của bạn, bạn là nguyên đơn, còn chồng là bị đơn. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định quyền của nguyên đơn và bị đơn như sau:
Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Như vậy, bạn (nguyên đơn) là người có quyền rút đơn, nhưng lại bị phụ thuộc vào chồng bạn (bị đơn) có yêu cầu phản tố hay không.
Về vấn đề này, do chưa có đầy đủ thông tin nên tôi sẽ chia thành 2 trường hợp nhau sau để bạn cân nhắc thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Rút đơn trước phiên tòa xét xử sơ thẩm
- Toà án chấp nhận việc bạn rút đơn khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập.
- Toà án cũng sẽ chấp nhận việc bạn rút đơn khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu có yêu cầu phản tố của chồng bạn mà chồng bạn đồng ý rút đơn yêu cầu phản tố.
Trường hợp 2: Rút đơn tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
Ở trường hợp này, chủ tọa phiên tòa hỏi bạn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, khi đó bạn trình bày yêu cầu của mình để Hộ đồng xét xử xem xét.