
Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần
Bước 1: Soạn hồ sơ:
Hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập Công ty cổ phần;
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
- Văn bản ủy quyền: trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người thân hoặc sử dụng dịch vụ của các đơn vị dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Một số lưu ý thêm:
Khi thành lập Công ty cổ phần nói riêng và thành lập doanh nghiệp nói chung, bạn cũng cần lưu ý một số thông tin quan trọng như sau:
- Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp
- Lưu ý khi lựa chọn các loại hình doanh nghiệp
- Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
- Lưu ý khi lựa chọn vốn điều lệ doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã soạn thảo xong bộ hồ sơ và chuẩn bị thêm những giấy tờ liên quan, bạn chuyển sang thực hiện bước tiếp theo là nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp hồ sơ sau:
- Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tiếp: Bạn sẽ nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng: Bạn sẽ nộp bản Scan qua cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn. Để nộp được hồ sơ, bạn phải lập tài khoản. Và đến khi hồ sơ hợp lệ bạn phải nộp lại bản hồ sơ gốc để được nhận kết quả.
Sau khi bạn nộp xong hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xác nhận bằng văn bản. Văn bản này là giấy biên nhận nhưng cũng đồng thời là giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Nhận kết quả
Vào ngày trả kết quả trên giấy hẹn, bạn tới Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:
- Hồ sơ không hợp lệ: Bạn sửa lại hồ sơ theo văn bản hướng dẫn của Phòng Đăng ký kinh doanh (chính là thông báo sửa đổi, bổ sung bạn nhận được). Sau khi hoàn tất sửa đổi, bạn nộp lại hồ sơ như bước 2.
- Hồ sơ hợp lệ: Tại Bộ phận “một cửa”, bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
Bước 4: Thủ tục sau thành lập
Để một doanh nghiệp hoạt động ổn định và đúng pháp luật thì ngay sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện hàng loạt những thủ tục sau đây:
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu (có video hướng dẫn)
- Thông báo tài khoản ngân hàng (có video hướng dẫn)
- Thủ tục thuế ban đầu hay thuế sau thành lập (có video hướng dẫn):
- Tờ khai môn bài và nộp lệ phí môn bài
- Thông báo phát hành hóa đơn
- Đề nghị đặt in hóa đơn
- Thuế kiểm tra trụ sở công ty
- …
- Bảo hộ nhãn hiệu
- Thông báo website
- ….
Nếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình thực hiện và cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi https://luatsuthuanan.com/