TỔ CHỨC SỬ DỤNG MA TÚY CÓ PHẠM TỘI KHÔNG?

TỔ CHỨC SỬ DỤNG MA TÚY CÓ PHẠM TỘI KHÔNG?

 Xã hội ngày càng phát triển, việc tồn tại các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc sử dụng trái phép chất ma túy. Vậy sử dụng ma túy có phạm tội không, bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư Thuận An sẽ tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này.

1. Khái niệm chất ma túy

      Theo Luật phòng, chống ma túy chất ma túy là các chất gây nghiện chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Các hành vi tổ chức sử dụng ma túy bị sử phạt như thế nào?


2. Các hành vi sử dụng chất ma túy

      Các loại ma túy như cần sa, cocaine, heroine, methamphetamine, ecstasy (thuốc lắc),…

     Các hình thức sử dụng ma túy: Ngoại trừ heroin những người sử dụng các chất gây nghiện thường dùng các đường khác ngoài tiêm chích như hút, hít và nuốt. Đối với người sử dụng heroin thuốc được đưa vào cơ thể qua đường hít hoặc tiêm chích.


3. Sử dụng ma túy có phạm tội không?

 

Sử dụng ma túy phạm tội không?

3.1. Trách nhiệm hành chính

      Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị áp dụng mức phạt nào? Phạt hành chính sử dụng trái phép chất ma túy.

     Căn cứ theo khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

      Như vậy nếu một người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng hình thức khác như tổ chức cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tùy theo mức độ và hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 điều này.

3.2. Sử dụng ma túy có thể phạm các tội sau

      Hiện nay Bộ Luật hình sự 2015 không có quy định cụ thể về xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ vi phạm hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể cấu thành các tội khác nhau.

3.2.1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS)

      Tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích  mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 249 BLHS.

      Như vậy nếu tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy mà chỉ có hành vi sử dụng có thể bị phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3.2.2. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

       Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. (Khoản 1 Điều 255 BLHS)

      Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kì hình thức nào. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như chỉ huy, phân công các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người có nhu cầu sử dụng. Cung cấp chất ma túy cho người khác sử dụng (trừ hành vi mua bán). Đây là trường hợp người phạm tội có được ma túy do mua được, xin được,..

3.2.3. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256)

Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (Khoản 1 Điều 256)

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi của người có địa điểm thuộc sở hữu của mình hoặc do mình quản lý. Biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy.

3.2.4. Tội cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy (Điều 257)

      Cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy bao gồm các hành vi như dùng vũ lực như đấm , đá…, đe dọa dùng vũ lực như đe dọa dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe đối với người khác. Để uy hiếp tinh thần buộc họ phải sử dụng ma túy trái với ý muốn của họ.

3.2.5. Tội lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy (Điều 258)

      Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. (Khoản 1 Điều 258).


4. Hình phạt

4.1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS)

      Tội tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy. Trường hợp có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều 249 BLHS thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      Phạt tù từ 05 đến 10 năm trong trường hợp:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

….

      Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp quy định tại Khoản 3 như sau:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

….

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (Khoản 4):

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

      Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.(Khoản 5 Điều 249).

4.2. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255)

      Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 255 BLHS.

      Phạt tù từ  07 năm đến 15 năm trong trường hợp có các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 255 BLHS.

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

b) Làm chết 02 người trở lên.

      Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.(khoản 5 Điều 255 BLHS).

4.3. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256)

Tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy. Khi có các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 256 phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

….

      Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.(Khoản 3 Điều 256 BLHS).

4.4. Tội cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy (Điều 257)

      Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi có các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 2)

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

….

      Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm (Khoản 3).

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.(Khoản 4). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.(Khoản 5).

4.5. Tội lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy (Điều 258)

Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 khoản 1. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi có các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 2).

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: (Khoản 3)

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

Sử dụng ma túy phạm tội không?
Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.(Khoản 4)

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Khoản 5).


Bài viết nên xem:PHÂN BIỆT TỘI HIẾP DÂM VÀ DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

     Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề sử dụng chất ma túy bị phạt như thế nào, sử dụng ma túy phạm tội không?. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới  HOTLINE của LUẬT SƯ THUẬN AN để được Luật sư tư vấn luật tư vấn trực tiếp.

      Trân trọng./.

A.N

Chào mừng bạn đến với Công ty Luật VilaKey - chi nhánh Thuận An - Chúng tôi tự hào gửi gắm tâm huyết nghề nghiệp, cùng nhau theo đuổi hành trình phụng sự công lý. Bằng tất cả khả năng, tâm đức, chúng tôi bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các thân chủ là cá nhân/doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 0918.22.99.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *