Viên chức có được thành lập công ty hay không?

Viên chức có được thành lập công ty hay không?

Căn cứ:

  • Luật cán bộ, công chức 2008
  • Luật viên chức 2010
  • Luật Doanh Nghiệp 2014

Nội dung tư vấn

1. Viên chức là gì ?

Viên chức Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Dựa vào định nghĩa trên có thể rút ra được một số đặc điểm của viên chức:

  • Là công dân Việt Nam
  • Nguồn: Tuyển dụng
  • Nơi Làm việc: đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc
  • Hưởng lương: quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

2. Viên chức có được thành lập công ty không? 

Tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định cụ thể về đối tượng được thành lập doanh nghiệp. Trên thực tế, một số đối tượng sẽ bị cấm hoặc hạn chế thành lập doanh nghiệp do tính chất nghề nghiệp. Thường đối tượng này là người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Việc thành lập doanh nghiệp và tự kinh doanh sẽ gây nên tình trạng lạm quyền và tham nhũng. Bởi vậy, Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp có quy định một số đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Điều này có nghĩa là, viên chức vẫn có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp nhưng đối tượng này bị hạn chế theo quy định của luật Viên chức.

Chiếu theo  khoản 3, Điều 14 Luật Viên Chức năm 2010 quy định quyền của viên chức đối với hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định thì:

“Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.

Như vậy, viên chức sẽ chỉ được góp vốn nhưng không được tham gia vào công việc quản lý của doanh nghiệp. Bởi vậy, tùy từng loại hình doanh nghiệp, mà việc góp vốn của viên chức sẽ khác nhau. Cụ thể :

  • Đối với công ty cổ phần viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.
  • Đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.

Quy định này đã giới hạn việc viên chức tham gia vào ngành nghề kinh doanh nhưng chỉ được góp vốn sinh lợi mà không được góp vốn để trở thành quản lý.

3. Thực tiễn.

Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên, trên thực tế, nhiều viên chức vẫn tự thành lập doanh nghiệp. Nguyên nhân của hiện trạng này  không có một cổng tra cứu thông tin cho chủ doanh nghiệp có phải là công chức hay không. Bởi vậy, rất nhiều công ty “của” viên chức vẫn được thành lập.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *