Xác nhận cha cho con trong trường hợp không xảy ra tranh chấp
Thủ tục đăng ký xác nhận cha cho con ngoài giá thú nếu không có tranh chấp, các bên đều tự nguyện và không có tranh chấp với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì:
– Người có yêu cầu đăng ký cha, mẹ con điền và nộp mẫu tờ khai về việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con.
(Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự)
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 11/2005/TT-BTP hướng dẫn luật hộ tịch và NĐ123/2015/NĐ-CP
“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”
Thùy Dung